Bạn đang xem: Soạn bài chiều tối của hồ chí minh
1. Tác giả, tác phẩm2. Hướng dẫn soạn bài Chiều tối chi tiết2.1. Đọc - hiểu văn bản2.2. Luyện tập3. Soạn bài Chiều tối siêu ngắn4. Soạn văn Chiều tối nâng cao
Tài liệu hướng dẫn soạn bài Chiều tối (Hồ Chí Minh) được biên soạn chi tiết giúp em thấy được vẻ đẹp của tâm hồn Hồ Chí Minh: dù hoàn cảnh khắc nghiệt đến đâu vẫn luôn hướng về sự sống và ánh sáng. Qua đó, cảm nhận được bút pháp tả cảnh ngụ tình vừa cổ điển vừa hiện đại của bài thơ.
Với những hướng dẫn chi tiết trả lời câu hỏi sách giáo khoa dưới đây các em không chỉ soạn bài tốt mà còn nắm vững các kiến thức quan trọng của tác phẩm này. Cùng tham khảo...

Tác giả, tác phẩm bài thơ Chiều tối
- Phong cách nghệ thuật:+ Tính đa dạng: Bác viết nhiều thể loại, viết bằng nhiều thứ tiếng và mỗi thể loại đều có những nét độc đáo, hấp dẫn riêngVăn chính luận: ngắn gọn, xúc tích, lập luận chặt chẽ, đa dạng về bút pháp.Truyện và ký: thể hiện tinh thần chiến đấu mạnh mẽ và nghệ thuật trào phúng sắc bén.Thơ ca: gồm hai loại, mỗi loại có nét phong cách riêng.+ Tính thống nhất:Cách viết ngắn gọn, trong sáng, giản dịSử dụng linh hoạt các bút pháp nghệ thuật khác nhauHình tượng nghệ thuật vận động hướng về ánh sáng tương laiII. Bài thơ Chiều tối (Mộ)
1. Hoàn cảnh sáng tác- Tháng 8-1942, với danh nghĩa là đại biểu của Việt Nam độc lập đồng minh học và phân bố quốc tế phản xâm lược của Việt Nam, Hồ Chí Minh sang Trung Quốc để tranh thủ sự viện trợ của thế giới.- Người bị chính quyền Quốc dân đảng của Tưởng Giới Thạch bắt giam vô cớ tại Quảng Tây. Suốt 13 tháng tù đày nhưng người vẫn giữ vững tinh thần cách mạng, đặc biệt người đã sáng tác tập Nhật kí trong tù.+ Nhật kí trong tù là tập nhật kí được viết bằng thơ của Hồ Chí Minh được viết khi Người bị chính quyền Tưởng Giới Thạch bắt giam vô cớ từ mùa thu năm 1942 – 1943 tại tỉnh Quảng Tây.+ Tập thơ gồm 134 bài thơ bằng chữ Hán ghi trong một cuốn sổ tay tên là Ngục trung nhật kí (Nhật kí trong tù).- Chiều tối (Mộ) là bài thơ thứ 31 của tập thơ Nhật Kí trong tù, được Bác sáng tác vào cuối mùa thu năm 1942, trên con đường chuyển lao từ Tĩnh Tây đến Thiên Bảo. Thể loại: Thất ngôn tứ tuyệt đường luật.2. Nội dung chính- Bài thơ “Chiều tối” cho thấy tình yêu thiên nhiên, yêu cuộc sống, ý chí vượt lên hoàn cảnh khắc nghiệt của nhà thơ chiến sĩ Hồ Chí Minh.Để nắm bắt toàn bộ kiến thức xoay quanh bài thơ được khoa học, dễ dàng, các em học sinh có thể lập Sơ đồ tư duy Chiều tối từ đó hệ thống các nội dung, nghệ thuật chính. Đây là bí kíp để không có tác phẩm nào có thể làm khó được các em.3. Bố cục Bố cục bài thơ Chiều tối có thể chia bài thơ thành 2 phần:- Hai câu thơ đầu: Bức tranh thiên nhiên lúc chiều tối qua cảm nhận của nhà thơ;- Hai câu thơ cuối: Bức tranh đời sống con người.
Hướng dẫn soạn bài Chiều tối chi tiết
Gợi ý trả lời câu hỏi đọc hiểu soạn bài Chiều tối trang 42 SGK Ngữ văn 11 tập 2.Đọc - hiểu văn bản
Bài 1 trang 42 SGK Ngữ văn 11 tập 2So sánh bản dịch thơ với bản dịch nghĩa, tìm những chỗ chưa sát với nguyên tác (chú ý câu 2 và câu 3).Trả lời:Đối chiếu bản dịch thơ với bản dịch nghĩa và nguyên tác:- Câu 1 dịch khá sát.- Trong câu 2, bản dịch chưa dịch chữ "cô" (cô đơn, lẻ loi) trong "cô vân"; chữ "mạn mạn" dịch "trôi nhẹ" là chưa sát.- Câu 3 dịch thơ chưa phù hợp: "Thiếu nữ" dịch là "Cô em" không hợp với cách nói của Bác; thừa chữ "tối" làm mất đi sự hàm súc của câu thơ (không cần nói tối mà vẫn biết trời đã vào đêm - qua hình ảnh lò than rực hồng).- Câu 4 dịch tương đối thoát ý.Bài 2 trang 42 SGK Ngữ văn 11 tập 2Phân tích bức tranh thiên nhiên và cảm xúc của nhà thơ trong hai câu thơ đầu.Trả lời:Bức tranh thiên nhiên và cảm xúc của nhà thơ trong 2 câu thơ đầu:* Bức tranh thiên nhiên:- Thời gian: Chiều tối- Không gian: Bầu trời mênh mông-> Miêu tả từ xa, tầm nhìn bao quát, rộng lớn.- Hình ảnh (nhân hoá), mang tính tượng trưng, ước lệ.+ Quyện điểu: con chim mỏi+ Cô vân: chòm mây cô đơn+ Mạn mạn: chậm chậm, trôi nổi, lững lờ=> Hai câu thơ đầu đã gợi tả cảnh chiều tối nơi xóm núi mênh mông, cô quạnh. Tâm hồn luôn hướng về đất nước Bác cố gắng đi hết con đường chuyển lao chờ ngày tự do hoạt động cách mạng. Đó chính là tinh thần thép của Bác.Bài 3 trang 42 SGK Ngữ văn 11 tập 2Bức tranh đời sống được cảm nhận trong hai câu sau như thế nào?Trả lời:Nếu như trong hai câu thơ đầu, cảnh vật mang nhiều tính ước lệ cổ điển thì hình ảnh ở trong hai câu thơ cuối lại được gợi tả một cách cụ thể, sinh động như một bức tranh hiện thực.- Cô em… xay ngô: Cảnh con người lao động đời thường bình dị quen thuộc.- “ma bao túc… Bao túc ma hoàn” (lặp): lao động liên tục- “Lò than… rực hồng”: ấm cúng và hạnh phúc, trong đó “hồng” là điểm sáng thẫm mĩ, là nhãn tự của bài thơ- Ý nghĩa:+ Gợi cuộc sống sum vầy, ấm áp, làm vợi đi ít nhiều nỗi đau khổ của người đi đày+ Sự luân chuyển về thời gian: buổi chiều kết thúc, thời gian chuyển sang đêm tối nhưng là đêm tối ấm áp, bừng sáng.+ Sự vận động từ nỗi buồn đến niềm vui, từ bóng tối đến ánh sáng.+ Niềm tin, niềm lạc quan.=> Hai câu cuối tạo nên một nhịp điệu đều và khoẻ khoắn, đó là do sự vắt dòng giữa cụm từ "ma bao túc" ở câu 3 với "bao túc ma hoàn" ở câu 4.Sự nối âm liên hoàn, nhịp nhàng như diễn tả cái vòng quay không dứt của động tác xay ngô - qua đó có thể thấy cô gái thật chăm chỉ, cần mẫn với công việc của mình.Bài 4 trang 42 SGK Ngữ văn 11 tập 2Nhận xét về nghệ thuật tả cảnh và sử dụng ngôn ngữ trong bài thơ.Trả lời:- Nghệ thuật tả cảnh trong bài thơ vừa có những nét cổ điển (bút pháp chấm phá, ước lệ với những thi liệu cũ) vừa có nét hiện đại (bút pháp tả thực sinh động với những hình ảnh dân dã, đời thường). Bài thơ chủ yếu là gợi tả chứ không phải là miêu tả, vì thế mà có thể cảm nhận tính chất hàm súc của thơ rất cao.- Ngôn ngữ trong bài thơ được sử dụng rất linh hoạt và sáng tạo. Một số từ ngữ vừa gợi tả lại vừa gợi cảm (quyện điểu, cô vân). Biện pháp láy âm vắt dòng ở câu 3 và câu 4 tạo nhịp thơ khỏe khoắn. Ngoài ra, bài thơ có những chữ rất quan trọng, có thể làm "sáng" lên cả bài thơ, ví như chữ "hồng" trong câu thơ cuối chẳng hạn.Xem thêm: Top 12 Cách Tắm Trắng Bằng Cám Gạo Tại Nhà, Tắm Trắng Với Cám Gạo Như Thế Nào Là Hiệu Quả